Gương bưu tá tận tụy: Học Bác Hồ từ những việc bình dị nhất
Tháng 7/2014, anh Chu Thế Giang - Tổ trưởng Tổ Bưu tá thuộc Bưu cục Khai thác Vận chuyển, Bưu điện tỉnh Thái Nguyên được Tổng công ty Bưu điện Việt Nam khen thưởng và tôn vinh là một trong 60 nhân viên bưu tá trong toàn quốc đạt danh hiệu “Nhân viên vận chuyển Bưu chính giỏi của ngành”. Đây không chỉ là phần thưởng ghi nhận quá trình phấn đấu, lao động của riêng cá nhân anh mà cũng là niềm vinh dự, tự hào của tập thể CBCNV Bưu điện tỉnh Thái Nguyên.

Bưu tá Chu Thế Giang kiểm tra lại danh mục địa chỉ nhận thư, bưu phẩm, báo chí... trước khi đi phát
Công việc hàng ngày của nhân viên bưu tá bắt đầu từ lúc tờ mờ sáng, mặc cho cái nắng nóng oi bức ngày hè, hay cái rét căm căm của trời đông lạnh giá, bước chân người bưu tá vẫn rảo khắp các xóm, tổ, xã, phường... đảm bảo hành trình của những công văn, những cánh thư, những tờ báo, những gói bưu phẩm đến nhanh và chính xác đến người nhận. Đó là niềm vui, là nhiệm vụ và trách nhiệm của những bưu tá như anh Giang.
Trước khi vào ngành Bưu chính Viễn thông năm 2001, anh Giang từng có thời gian 4 năm phục vụ trong quân đội. Nhập ngũ tháng 3/1988 tại Lữ đoàn 146 Trường Sa (Vùng 4 Hải quân), trải qua những năm tháng trong môi trường quân đội, của nắng gió Trường Sa người lính đảo Chu Thế Giang đã tôi luyện bản lĩnh chnh trị vững vàng, tinh thần trách nhiệm và nhiệt huyết trong công việc được giao.
Phục viên, anh xin vào ngành Bưu điện và công tác tại Bưu điện huyện Vị Nhai. Những năm đầu công tác trong ngành đem đến cho anh nhiều kỷ niệm khó quên, từ những lần đi lắp trạm viba hoặc đến những xã vùng sâu lắp điện thoại Gphone và hướng dẫn bà con dân tộc sử dụng điện thoại. Đồng bào dân tộc rất mừng vui khi công nghệ thông tin đến tận các bản làng vùng sâu, vùng xa của một huyện miền núi còn có rất nhiều khó khăn của tỉnh Thái Nguyên. Anh nhớ lại: “Khi đó, cả xã Nginh Tường và Sảng Mộc chỉ có 1 chiếc máy điện thoại CT8 phát bằng sóng vô tuyến điện, lúc ấy lắp đặt cột ăng ten thành công, bà con dân tộc thấy ngành Bưu điện “làm” ra điện thoại có thể kết nối nói chuyện với người thân ở xa mừng trào nước mắt”.
Năm 2011, anh Giang được điều động về Bưu cục Khai thác và Vận chuyển tại khu vực thành phố Thái Nguyên đảm nhiệm vị trí Tổ trưởng tổ Bưu tá kiêm Tổ trưởng Công đoàn Bưu cục. Là bưu cục có nhân lực lớn nhất của Bưu điện tỉnh Thái Nguyên (14 nhân viên bưu tá), thời gian đầu tiếp nhận nhiệm vụ anh Giang cũng gặp không ít khó khăn; những bỡ ngỡ về địa bàn mới, cách sắp xếp địa chỉ khu vực thành phố có đặc thù khác với huyện... anh không quản ngại vất vả, học hỏi đồng nghiệp, sát cánh cùng anh em bưu tá ở những khu vực khó khăn nhất. Đồng thời, trực tiếp phụ trách đường thư cơ quan trung tâm và phát bưu phẩm, bưu kiện COD; đi gom thư thường và bưu phẩm EMS cho các cơ quan trong khu vực thành phố. Trung bình một ngày, anh phát trân 800 tờ báo, trên 200 chiếc thư thường, gần 50 bưu phẩm ghi số; mỗi quý anh phát gần 700 bưu kiện.
Trước khi vào ngành Bưu chính Viễn thông năm 2001, anh Giang từng có thời gian 4 năm phục vụ trong quân đội. Nhập ngũ tháng 3/1988 tại Lữ đoàn 146 Trường Sa (Vùng 4 Hải quân), trải qua những năm tháng trong môi trường quân đội, của nắng gió Trường Sa người lính đảo Chu Thế Giang đã tôi luyện bản lĩnh chnh trị vững vàng, tinh thần trách nhiệm và nhiệt huyết trong công việc được giao.
Phục viên, anh xin vào ngành Bưu điện và công tác tại Bưu điện huyện Vị Nhai. Những năm đầu công tác trong ngành đem đến cho anh nhiều kỷ niệm khó quên, từ những lần đi lắp trạm viba hoặc đến những xã vùng sâu lắp điện thoại Gphone và hướng dẫn bà con dân tộc sử dụng điện thoại. Đồng bào dân tộc rất mừng vui khi công nghệ thông tin đến tận các bản làng vùng sâu, vùng xa của một huyện miền núi còn có rất nhiều khó khăn của tỉnh Thái Nguyên. Anh nhớ lại: “Khi đó, cả xã Nginh Tường và Sảng Mộc chỉ có 1 chiếc máy điện thoại CT8 phát bằng sóng vô tuyến điện, lúc ấy lắp đặt cột ăng ten thành công, bà con dân tộc thấy ngành Bưu điện “làm” ra điện thoại có thể kết nối nói chuyện với người thân ở xa mừng trào nước mắt”.
Năm 2011, anh Giang được điều động về Bưu cục Khai thác và Vận chuyển tại khu vực thành phố Thái Nguyên đảm nhiệm vị trí Tổ trưởng tổ Bưu tá kiêm Tổ trưởng Công đoàn Bưu cục. Là bưu cục có nhân lực lớn nhất của Bưu điện tỉnh Thái Nguyên (14 nhân viên bưu tá), thời gian đầu tiếp nhận nhiệm vụ anh Giang cũng gặp không ít khó khăn; những bỡ ngỡ về địa bàn mới, cách sắp xếp địa chỉ khu vực thành phố có đặc thù khác với huyện... anh không quản ngại vất vả, học hỏi đồng nghiệp, sát cánh cùng anh em bưu tá ở những khu vực khó khăn nhất. Đồng thời, trực tiếp phụ trách đường thư cơ quan trung tâm và phát bưu phẩm, bưu kiện COD; đi gom thư thường và bưu phẩm EMS cho các cơ quan trong khu vực thành phố. Trung bình một ngày, anh phát trân 800 tờ báo, trên 200 chiếc thư thường, gần 50 bưu phẩm ghi số; mỗi quý anh phát gần 700 bưu kiện.
Tận tụy với công việc, hết lòng với khách hàng nên hầu như ngày nào anh Giang cũng là người về muộn nhất của đơn vị. Đã thành thói quen, sau khi phát hết hàng hóa trong ngày anh quay về cơ quan kiểm tra, xem xét các công việc của anh em bưu tá, xử lý các trường hợp vướng mắc với khách hàng. Theo anh Giang, nghề bưu tá này phải làm mới thấm thía và ngấm những điều thú vị của cuộc sống. Có rất nhiều tình cảm của khách hàng sau này thành các mối quan hệ gần gũi thân quen như trường hợp bác Nguyễn Văn Chính ở Tổ 6 phường Gia Sàng. Trong một lần phát bưu phẩm cho bác, do địa chỉ thiếu, phải tìm và hỏi thăm rất lâu mới tới nơi. Trời hè nóng nực, thấy anh mồ hôi nhễ nhại, bác Chính mời vào nhà uống nước. Khi biết anh từng trong quân ngũ, bác cho biết mình cũng là cựu chiến binh. Câu chuyện giữa hai người “lính” thuộc hai thế hệ khác nhau cứ thế trôi đi quên cả thời gian, cứ như thể họ là đồng đội, đồng chí thân thiết tự bao giờ. Anh tâm sự, bưu phẩm đó là của cô con gái lấy chồng mãi tận trong Tây Nguyên gửi gói cà phê ra biếu bố mẹ... nhìn những ánh mắt, nụ cười của khách hàng khi nhận được bưu phẩm của người thân ở phương xa được trao tận tay giúp anh thêm yêu công việc mình đang làm, thêm động lực vượt qua những vất vả, khó khăn để tiếp tục cống hiến cho ngành nhiều hơn nữa.
Ngày qua ngày, hình ảnh người bưu tá cần mẫn với hai túi thư báo nặng trĩu bưu phẩm đi đi về về trên suốt hành trình chuyến thư đảm bảo công văn, thư từ, bưu phẩm, bưu kiện... được chuyển đến tay người nhận nhanh chóng, an toàn, tiện lợi và văn minh đã trở nên thân quen với đa số người dân sống tại khu vực trung tâm thành phố. Với công việc lặng thầm và tận tụy của người bưu tá, anh Chu Thế Giang luôn tâm niệm: “Muốn học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trước hết hãy bắt đầu từ những việc hàng ngày nhỏ nhất, bình dị nhất”.