
Một luật – Nhiều đột phá: Luật mới mở đường cho hội nhập
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2025 là bước hoàn thiện khung pháp lý quan trọng, giúp Việt Nam nâng cao chất lượng quốc gia, đáp ứng yêu cầu hội nhập sâu rộng và thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Với cách tiếp cận toàn diện và minh bạch, Luật tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp, đồng thời tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực then chốt này.

Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (sửa đổi) trao quyền, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và địa phương
Với sự đồng thuận cao của Quốc hội, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật sửa đổi đã tạo ra bước ngoặt quan trọng, mạnh dạn phân cấp, trao quyền sâu rộng cho địa phương, đồng thời thúc đẩy chuyển đổi số và hội nhập quốc tế, tạo đà cho Việt Nam phát triển bền vững và hiệu quả hơn.

Trao quyền cho cấp xã trong kiểm tra đo lường, chất lượng sản phẩm hàng hóa: Tăng cường quản lý thị trường từ gốc
Việc kiểm tra đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa khi lưu thông trên thị trường vốn là khâu quan trọng trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và bảo đảm sự minh bạch của nền kinh tế. Với việc ban hành Nghị định số 132/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025, Chính phủ đã tạo bước tiến rõ rệt trong quá trình phân định thẩm quyền giữa hai cấp chính quyền địa phương, đặc biệt lần đầu tiên cấp xã được trao quyền trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng trong lĩnh vực này.

Việt Nam tích cực tham gia xây dựng Cộng đồng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo Vành đai và Con đường
Từ ngày 10-12/6/2025, đoàn công tác của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam do Thứ trưởng Hoàng Minh dẫn đầu đã tham dự Hội nghị KH&CN Vành Đai và Con đường lần thứ hai tổ chức tại Thành Đô, Trung Quốc. Sự kiện khẳng định vai trò ngày càng chủ động và tích cực của Việt Nam trong hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST).

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa: Bước đột phá về quản lý rủi ro, truy xuất nguồn gốc số hoá
Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, chiều 18/6/2025, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa với tỷ lệ tán thành cao, đạt 408/420 đại biểu (chiếm 85,36%). Đây được đánh giá là bước đột phá quan trọng trong quản lý rủi ro và thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Luật có hiệu lực từ ngày 1/1/2026, mở ra nhiều cơ hội đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý.

Khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam trước bước ngoặt thể chế mang tính chiến lược
Trước những yêu cầu thực tiễn mới của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo (KNST), Ban Điều hành Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025" (gọi tắt là Đề án 844) đã thống nhất kế hoạch triển khai Đề án trong thời gian tới, trong đó trọng tâm là hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về KNST một cách tổng thể, đồng bộ, thống nhất; phát triển hệ sinh thái cả chiều rộng và chiều sâu.

VKIST phát triển hệ thống lọc nước nhiễm mặn thích ứng biến đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng, việc tiếp cận nguồn nước sạch tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang trở thành thách thức lớn. Trước thực trạng đó, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (VKIST) phối hợp với Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (KIST) đã phát triển mô hình hệ thống lọc nước nhiễm mặn quy mô nhỏ, phù hợp với điều kiện địa phương. Mô hình không chỉ giải quyết nhu cầu nước uống cho hàng trăm giáo viên, học sinh mà còn mở ra hướng đi khả thi, bền vững trong việc đảm bảo nước sạch cho khu vực nông thôn ĐBSCL.

FPT Biz Talent 2025: Tìm kiếm và ươm mầm thế hệ doanh nhân đổi mới sáng tạo Việt Nam
FPT Biz Talent 2025 là cuộc thi khởi nghiệp do Trường Đại học FPT tổ chức, hướng tới mục tiêu ươm mầm những doanh nhân đổi mới sáng tạo có khả năng thích ứng nhanh, làm chủ công nghệ và tiên phong dẫn dắt sự phát triển kinh tế số.

Công nghệ số - Trụ cột hỗ trợ chính quyền địa phương 2 cấp và 5 nhóm giải pháp từ Bộ KH&CN
Tại Hội nghị toàn quốc tập huấn chuyên đề về tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở cấp xã theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng đã nhấn mạnh yêu cầu phải tăng cường công cụ hỗ trợ cho cấp xã, đặc biệt là công nghệ số và trí tuệ nhân tạo. Bộ trưởng cũng đề xuất 5 nhóm giải pháp trọng tâm nhằm bảo đảm vận hành hiệu quả bộ máy mới ở địa phương

Hướng tới mô hình Quỹ khoa học và công nghệ năng động, hiệu quả và hội nhập quốc tế
Ngày 13/6/2025, tại Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) Quốc gia đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia”, tiếp nối Hội thảo khoa học được tổ chức tại Hà Nội ngày 15/5/2025.

Bước ngoặt thể chế từ Trung ương tới địa phương
Ngày 12/6/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 133/2025/NĐ-CP quy định về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN). Đây là lần đầu tiên, một văn bản pháp quy của ngành KH&CN quy định rõ ràng, đầy đủ và tách bạch hai việc "phân quyền" và "phân cấp", đặt nền móng cho việc chuyển giao thẩm quyền hiệu quả giữa Trung ương và địa phương.

Mở rộng quyền chủ động cho địa phương, đảm bảo kiểm soát thống nhất
Đó là một trong số điểm căn cốt của Nghị định số 133/2025/NĐ-CP quy định về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ KH&CN cho UBND cấp tỉnh và Chủ tịch UBND cấp tỉnh nhằm tăng cường tính chủ động, linh hoạt của địa phương trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về KH&CN; đơn giản hóa quy trình, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; đồng thời thực hiện chủ trương đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách thể chế.

Phân định thẩm quyền lĩnh vực KH&CN: Bước tiến trong cải cách thể chế
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 132/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025 quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương hai cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN). Nghị định được xây dựng trong bối cảnh triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp (cấp tỉnh và cấp xã), bỏ cấp huyện, với mục tiêu tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Bộ KH&CN tiên phong hành động vì môi trường: Chung tay giảm rác thải nhựa
Hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới (05/6) và Tháng hành động vì môi trường năm 2025, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, góp phần lan tỏa thông điệp sống xanh, tiêu dùng bền vững và bảo vệ môi trường trong toàn ngành.

Hoàn thiện Dự thảo Luật KH,CN&ĐMST: Nhấn mạnh vai trò điều phối Nhà nước và liên kết ba nhà
Ngày 7/6/2025, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Hội thảo góp ý Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST). Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Nguyễn Phương Tuấn và Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ KH&CN Nguyễn Nam Hải đồng chủ trì Hội thảo.

Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo: Hành lang pháp lý mới cho kinh tế tri thức
Ngày 6/6/2025 tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã phối hợp tổ chức Hội thảo góp ý Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST). Hội thảo do đồng chí Nguyễn Duy Ngọc - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương - chủ trì, với sự tham dự của đại diện các bộ, ngành, viện, trường, doanh nghiệp và giới chuyên gia trong lĩnh vực pháp luật và công nghệ.

Việt Nam và Estonia tăng cường hợp tác về KHCN, ĐMST&CĐS
Ngày 6/6/2025, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến Cộng hòa Estonia, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về chuyển đổi số và kinh tế số với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Estonia trước sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Estonia Kristen Michal. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến quan trọng, mở ra chương mới trong quan hệ hợp tác song phương giữa hai quốc gia trong thời đại số.

15 ý kiến góp ý giúp hoàn thiện Dự thảo Luật KH,CN&ĐMST
Sáng ngày 06/6/2025 tại Hà Nội, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Bộ Khoa học và Công nghệ, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo góp ý cho Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST). Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Phương Tuấn và Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy đồng chủ trì Hội thảo.

Thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Nguyễn Mạnh Hùng vừa ký Quyết định số 1135/QĐ-BKHCN thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 của Bộ KH&CN (Ban Chỉ đạo).

Khơi thông nguồn lực đổi mới sáng tạo từ thể chế để phát triển bền vững
02:11Trong bối cảnh đổi mới sáng tạo là động lực then chốt cho tăng trưởng bền vững, việc hoàn thiện hành lang pháp lý phù hợp với kinh tế tri thức trở nên cấp thiết. Với mục tiêu đó, Bộ KH&CN đã xây dựng Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo theo hướng cởi mở, tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.Thông tin được đưa ra tại hội thảo góp ý cho Dự thảo Luật KH,CN&ĐMST ngày 06/6 với sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà quản lý và đại diện viện, trường, doanh nghiệp.

Bộ Khoa học và Công nghệ công bố 21 bài toán lớn về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa chính thức công bố Danh mục các bài toán lớn về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (KH,CN,ĐMST&CĐS), đánh dấu bước đi quan trọng trong việc triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, mở ra cơ hội đột phá cho sự phát triển mạnh mẽ của ngành KH&CN.

Đổi mới cách tiếp cận trong tài trợ nghiên cứu khoa học
Ngày 3/6/2025, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) Quốc gia tổ chức Hội thảo "Nâng cao chất lượng xây dựng hồ sơ đề xuất đề tài nghiên cứu ứng dụng". Hội thảo nhằm hỗ trợ các nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu tiếp cận hiệu quả hơn với cơ chế tài trợ đang được đổi mới theo hướng chuyên nghiệp, linh hoạt và tiệm cận thông lệ quốc tế.

Nghiên cứu xác định bể chứa cacbon hữu cơ trong đất vùng Đồng bằng Sông Hồng phục vụ giám sát chất lượng đất và phát thải khí nhà kính từ đất
Ngày 29/5/2025, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức phiên họp Hội đồng đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia: "Nghiên cứu xác định bể chứa cacbon hữu cơ trong đất vùng Đồng bằng Sông Hồng phục vụ giám sát chất lượng đất và phát thải khí nhà kính từ đất", mã số ĐTĐL.CN-49/21.

"Mơ lớn, làm lớn, quyết tâm lớn hơn để làm chủ công nghệ điện hạt nhân"
Sáng 30/5/2025, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi làm việc với Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (Viện) và nhấn mạnh: Điện hạt nhân không chỉ là chiến lược năng lượng mà là câu chuyện công nghệ và tương lai của quốc gia.
Tiêu điểm

Nhà khoa học nữ nhận Giải thưởng Kovalevskaia và dấu ấn tiên phong trong công nghệ in phun
Trong lĩnh vực khoa học công nghệ đầy thử thách, PGS.TS Đặng Thị Mỹ Dung là một trong những nhà khoa học nữ tiên phong với những đóng góp quan trọng trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ in phun tại Việt Nam.