Chương trình (tên, mã số chương trình): Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Mã số: NVQG-2021/ ĐT.03
Mục tiêu nhiệm vụ:
1. Mục tiêu chung:
- Đánh giá tiềm năng di truyền và xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu về các đặc điểm nông sinh học (sinh trưởng, năng suất, chất lượng, chịu hạn, kháng vi-rút gây bệnh khảm lá và các đặc trưng phân tử.v.v.) của các nguồn gen sắn địa phương Việt Nam;
- Xác định được một số chỉ thị phân tử liên kết với tính chống chịu vi-rút gây bệnh khảm lá;
- Phát triển được ít nhất 3 nguồn gen sắn địa phương Việt Nam có khả năng chịu hạn/chống chịu vi-rút gây bệnh khảm lá.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Thu thập bổ sung mới được ít nhất 50 mẫu giống và bảo tồn, lưu giữ được 200 mẫu giống nguồn gen sắn tại Ngân hàng gen cây trồng quốc gia;
- Đánh giá được đặc điểm nông sinh học (sinh trưởng, năng suất, chất lượng, chịu hạn, chống chịu vi-rút gây bệnh khảm lá) của ít nhất 200 mẫu giống nguồn gen sắn;
- Đánh giá được đa dạng di truyền của ít nhất 200 mẫu giống nguồn gen sắn và sàng lọc, xác định được chỉ thị phân tử liên kết với tính chống chịu vi-rút gây bệnh khảm lá ở sắn;
- Lựa chọn và giới thiệu được 03 giống sắn có đặc điểm nông sinh học tốt (sinh trưởng, năng suất, chất lượng, chịu hạn và chống chịu vi-rút gây bệnh khảm lá) cho sản xuất tại ba vùng sinh thái thuộc các miền: Bắc, Trung, Nam và xây dựng quy trình kỹ thuật thâm canh cho 03 giống sắn đã được lựa chọn phát triển;
- Xây dựng được 3 mô hình (01 mô hình/giống) sản xuất cho 3 giống sắn đã được lựa chọn tại ba vùng sinh thái thuộc các miền Bắc, Trung và Nam; quy mô 3 ha/mô hình/giống và đạt hiệu quả kinh tế tăng tối thiểu 15% so với biện pháp thâm canh truyền thống.
Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Đàm Thị Thu Hà
Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Trung tâm Tài nguyên thực vật
Tổng kinh phí thực hiện: 5.600 triệu đồng, trong đó:
+ Kính phí hỗ trợ từ SNKH: 5.600 triệu đồng.
+ Kinh phí từ các nguồn khác: 0 triệu đồng.
Thời gian thực hiện theo Hợp đồng:
Bắt đầu: tháng 3/2021
Kết thúc: tháng 2/2025