Đẩy nhanh rà soát, cắt giảm các điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Thứ ba, 15/04/2025 08:49

Ngày 9/4/2025, Văn phòng Chính phủ (Cục Kiểm soát Thủ tục hành chính) đã tổ chức Hội nghị Hướng dẫn rà soát, cắt giảm đơn giản hóa thủ tục hành chính cho Văn phòng các bộ, cơ quan ngang Bộ.

Đẩy nhanh rà soát, cắt giảm các điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Duy Hoàng, Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính

Tại Hội nghị, thay mặt Văn phòng Chính phủ, ông Nguyễn Duy Hoàng, Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính đã nêu rõ năm quan điểm chỉ đạo trong xây dựng, thực hiện Nghị quyết số 66/NQ-CP của Chính phủ, đặc biệt là các chỉ tiêu, yêu cầu đã được Chính phủ cụ thể hóa theo chỉ đạo trực tiếp của Tổng Bí thư về cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm, đơn giản hóa các quy định kinh doanh, cũng như cách thức, giải pháp trọng tâm, thiết thực để đại diện các bộ, ngành nghiên cứu, thực hiện.

Về thống kê, tính toán chi phí: Các bộ, ngành cần thống kê toàn bộ TTHC liên quan đến quá trình hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân. Có thể bao gồm ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, các TTHC để hoạt động trong ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, cũng như đầy đủ điều kiện kinh doanh (trong trường hợp mỗi khoản/ điểm có nhiều trường hợp quy định về điều kiện kinh doanh, thì mỗi trường hợp được tính là 01 điều kiện kinh doanh); TTHC trong quy chuẩn, tiêu chuẩn; TTHC kiểm tra chuyên ngành và các sản phẩm hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành (hàng hóa nhóm 2). Thời gian giải quyết TTHC là tổng thời gian của toàn bộ TTHC thuộc phạm vi quản lý. Trường hợp TTHC có nhiều đối tượng, thời gian giải quyết khác nhau (ngày, ngày làm việc, giờ), thì thời gian giải quyết TTHC đó bằng tổng thời gian giải quyết của các đối tượng, trường hợp (ngày, ngày làm việc, giờ). Trường hợp TTHC có nhiều đối tượng, thì chi phí tuân thủ TTHC là tổng chi phí tuân thủ của các đối tượng. Công thức tính chi phí tuân thủ của 01 TTHC là tổng chi phí của toàn bộ các đối tượng thực hiện TTHC trong 01 năm. Ví dụ:

Các bộ, ngành cần rà soát để bảo đảm cắt giảm các TTHC không còn cần thiết, giảm thời gian đi lại, tiếp xúc trực tiếp với người dân, doanh nghiệp; giảm hồ sơ, giấy tờ cần cung cấp và phải giảm các bước xử lý của từng cơ quan, đơn vị giải quyết TTHC để bảo đảm "lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm phục vụ".

Về phân cấp, phân quyền trong giải quyết TTHC. Các bộ cần căn cứ các quy định mới được ban hành như Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 để thực hiện đúng các quy định về phân quyền, phân cấp, ủy quyền, phân công/giao nhiệm vụ để rà soát các phương án phân cấp chưa hoàn thành tại Quyết định số 1015/QĐ-TTg để điều chỉnh, bổ sung phương án, thực hiện theo đúng quy định cũng như mục tiêu đã được đề ra.

Về công bố, công khai, rà soát, đơn giản hóa TTHC nội bộ để triển khai quản trị nội bộ trên môi trường điện tử. Các bộ, ngành cần xác định các hệ thống, CSDL liên quan đến quá trình thực hiện TTHC và khả năng kết nối, chia sẻ, khai thác dữ liệu để đánh giá cắt giảm, đơn giản hóa TTHC, thành phần hồ sơ, quy trình thực hiện, tính toán chi phí tiết kiệm và xây dựng sơ đồ quy trình điện tử, xây dựng nâng cấp, hoàn thiện Hệ thống thông tin, CSDL ... Tỷ lệ cắt giảm TTHC nội bộ là tỷ lệ (%) được tính bằng tổng số TTHC nội bộ được bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc đơn giản trên tổng số TTHC nội bộ được công bố thuộc phạm vi quản lý nhà nước, thẩm quyền giải quyết của bộ, cơ quan ngang bộ. Theo chương trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Chương trình công tác của mình, các bộ, ngành rà soát, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, sau đó mới thực thi các phương án cắt giảm, đơn giản hóa TTHC nội bộ (nếu việc thực thi sau ngày 30/9/2025). Tuy nhiên, cần lưu ý cung cấp kịp thời thông tin về kết quả thực hiện để Văn phòng Chính phủ tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Về thực hiện TTHC không phụ thuộc vào địa giới hành chính thuộc phạm vi cấp tỉnh. Các bộ, ngành cần rà soát, đề xuất phương án đối với TTHC để đưa vào triển khai thực hiện không phụ thuộc vào địa giới hành chính trong phạm vi cấp tỉnh; sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật, công bố TTHC thực hiện; sửa đổi quy trình nội bộ, quy trình điện tử; đánh giá, nâng cấp hệ thống thông tin giải quyết TTHC; rà soát, đánh giá các điều kiện đảm bảo, nâng cấp hạ tầng trang thiết bị ...

Tại Hội nghị, đại diện một số bộ, ngành đã đặt ra nhiều câu hỏi, tình huống cần giải thích, thống nhất phương án thực hiện hoặc chia sẻ một số kinh nhiệm thực hiện để Văn phòng Chính phủ (Cục Kiểm soát thủ tục hành chính) trao đổi, hướng dẫn thống nhất, bảo đảm các bộ, ngành kề vai, sát cánh cùng Văn phòng Chính phủ thực hiện đúng, đủ các yêu cầu, mục tiêu của Chính phủ đã đặt ra./.

KSTTHC - Văn phòng Bộ
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top