Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Mở rộng cánh cửa thể chế cho doanh nghiệp và nhà khoa học

Thứ bảy, 28/06/2025 22:23

Với 435/438 đại biểu tán thành, ngày 27/6/2025, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) tại Kỳ họp thứ 9, khóa XV. Luật không chỉ thể chế hóa các chủ trương lớn của Đảng về phát triển KH,CN&ĐMST, mà còn tạo hành lang pháp lý đột phá, thông thoáng, trao quyền tự chủ mạnh mẽ hơn cho các tổ chức, cá nhân nghiên cứu và doanh nghiệp đổi mới sáng tạo.

Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Mở rộng cánh cửa thể chế cho doanh nghiệp và nhà khoa học - Ảnh 1.

Quang cảnh biểu quyết thông qua Luật KH,CN&ĐMST.

Thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng và bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật

Luật KH,CN&ĐMST đã thể chế hóa Nghị quyết số 57-NQ/TW, Nghị quyết số 68-NQ/TW; kế thừa các nội dung cốt lõi trong Nghị quyết số 193/2025/QH15, đồng thời có quy định thông thoáng, mạnh mẽ, đột phá hơn.

Chấp nhận rủi ro trong hoạt động KH,CN&ĐMST và thử nghiệm có kiểm soát đối với công nghệ, quy trình, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới

Luật đã xác lập nguyên tắc chấp nhận rủi ro trong hoạt động KH,CN&ĐMST, gắn với các biện pháp quản trị rủi ro phù hợp và giao Chính phủ quy định tiêu chí xác định rủi ro được chấp nhận, quy trình đánh giá việc tuân thủ quy trình, quy định; đồng thời, thiết lập khuôn khổ pháp lý cho cơ chế thử nghiệm có kiểm soát, đảm bảo vừa khuyến khích sáng tạo, vừa bảo vệ lợi ích cộng đồng.

Cơ chế đặc biệt trong giải mã công nghệ, mua bí quyết công nghệ

Để thể chế hóa nội dung này trong Nghị quyết số 57-NQ/TW, Luật đã quy định tổ chức chủ trì nhiệm vụ KH,CN&ĐMST được áp dụng cơ chế đặc biệt trong việc chỉ định và chi trả cho chuyên gia, mua trực tiếp theo giá thỏa thuận công nghệ, sản phẩm để giải mã công nghệ trong phát triển công nghệ chiến lược, mua bí quyết công nghệ.

Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Mở rộng cánh cửa thể chế cho doanh nghiệp và nhà khoa học - Ảnh 2.

Kết quả biểu quyết thông qua Luật KH,CN&ĐMST.

Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghệ chiến lược

Về nội dung này, Điều 36 Luật KH,CN&ĐMST quy định như sau: (i) Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ hỗ trợ chuyên biệt trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao để thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở thí nghiệm, nghiên cứu dùng chung; (ii) Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị cho cơ sở thí nghiệm, nghiên cứu dùng chung để thu hút doanh nghiệp cùng tham gia khai thác, vận hành.

Tổng công trình sư về KH,CN&ĐMST

Điều 53 của Luật quy định "Tổng công trình sư" là cá nhân có uy tín và năng lực vượt trội, được trao quyền điều phối toàn diện các chương trình, nhiệm vụ KH,CN&ĐMST chiến lược, có quy mô lớn; có cơ chế đặc biệt về đãi ngộ và quyền chủ động nguồn lực tạo điều kiện phát huy tối đa vai trò dẫn dắt chuyên môn trong các chương trình, nhiệm vụ.

Cơ chế tài chính, quản lý tài sản và kết quả nghiên cứu trong hoạt động KH,CN&ĐMST

Một trong nhưng nội dung cốt lõi trong Luật đó là nhấn mạnh từ "quản lý chi tiêu" sang "quản trị theo kết quả". Theo đó: (i) Khoán chi theo kết quả cuối cùng, tăng tính linh hoạt và tự chủ; (ii) Giao quyền sở hữu tài sản và kết quả nghiên cứu cho tổ chức chủ trì ngay khi hình thành, không hoàn trả ngân sách, không ghi tăng vốn nhà nước; (iii) Thương mại hóa kết quả nghiên cứu linh hoạt, lợi nhuận được tái đầu tư hoặc dùng để khuyến khích sáng tạo; (iv) Phân bổ theo hiệu quả đầu ra; (v) Thiết lập hệ thống quỹ tài chính đồng bộ, chấp nhận rủi ro có kiểm soát, hỗ trợ linh hoạt cho các hoạt động ĐMST.

Trung tâm Truyền thông KH&CN
banner
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top