Thông tin kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia

Thứ ba, 08/04/2025 09:19

Tên nhiệm vụ: "Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh Viêm da nổi cục (Lumpy Skin Disease - LSD) và xây dựng giải pháp kiểm soát dịch ở trâu, bò Việt Nam".

Mã số đề tài ĐTĐL.CN-10/23

- Tổng kinh phí thực hiện: 3.170 triệu đồng

Trong đó, kinh phí từ ngân sách SNKH: 3.170 triệu đồng

Kinh phí từ nguồn khác: 0 triệu đồng

- Thời gian thực hiện: 24 tháng (từ tháng 3 năm 2023 đến tháng 2 năm 2025)

- Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Viện Thú y - Bộ Nông nghiệp và Môi trường

- Chủ nhiệm đề tài: TS. Phạm Minh Hằng

- Các thành viên chính thực hiện dự án

TT

Họ và tên,

học hàm học vị

Chức danh thực hiện đề tài

Tổ chức công tác

1

TS. Phạm Minh Hằng

Chủ nhiệm

Viện Thú y

2

TS. Nguyễn Thị Lan Anh

Thư ký

Viện Thú y

3

Th.S. Đỗ Thu Trang

Thành viên chính

Viện Thú y

4

Th.S. Phạm Thị Thu Thúy

Thành viên chính

Viện Thú y

5

Th.S. Đỗ Thị Thu Thúy

Thành viên chính

Viện Thú y

6

Th.S. Dương Như Ngọc

Thành viên chính

Viện Thú y

7

TS. Ngô Chung Thủy

Thành viên chính

Viện Thú y

8

Th.S. Phạm Thành Nhương

Thành viên chính

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thái Bình

9

TS. Phạm Hồng Kỳ

Thành viên chính

Chi Cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình

10

Th.S. Lê Thị Hồng Ngân

Thành viên chính

Chi Cục Chăn nuôi và Thú y Đắk Lắk

- Thời gian, địa điểm dự kiến tổ chức đánh giá, nghiệm thu:

Tháng 5/2025 tại Trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ, 113 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

2. Tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Chi tiết được đăng tải tại tệp đính kèm.

- Báo cáo tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ cấp quốc gia mã số: ĐTĐL.CN-10/23

2.1. Danh mục sản phẩm đã hoàn thành:

2.1.1. Sản phẩm dạng II:

Số TT

Tên sản phẩm

Số lượng

Khối lượng

Chất lượng

Xuất sắc

Đạt

Không đạt

Xuất sắc

Đạt

Không đạt

Xuất sắc

Đạt

Không đạt

1

Báo cáo về một số đặc điểm dịch tễ bệnh viêm da nổi cục theo mùa, theo tính biệt, theo phương thức chăn nuôi, theo lứa tuổi, theo địa điểm, theo mật độ, theo địa hình.

X

X

X

2

Bản đồ dịch tễ giám sát bệnh VDNC tại một số địa bàn nghiên cứu

X

X

X

3

Báo cáo các yếu tố nguy cơ phát sinh và lây truyền bệnh viêm da nổi cục (phương thức lây truyền và nguồn lây truyền).

X

X

X

4

Các quy trình phát hiện vi-rút gây bệnh Viêm da nổi cục trong một số vector truyền bệnh (Ruồi, muỗi, ve…).

X

X

X

5

Báo cáo về nguy cơ lây truyền bệnh qua thức ăn, nước uống, chất thải, và các sản phẩm thịt, sữa trâu, bò.

X

X

X

6

Báo cáo đề xuất các giải pháp phòng, chống hiệu quả bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò tại Việt Nam.

X

X

X

7

Báo cáo phân tích kinh tế dịch tễ thú y: thiệt hại trực tiếp do tỷ lệ chết, giảm sản lượng sữa và thiệt hại gián tiếp (chữa trị, tiêu độc khử trùng, vắc-xin và tiêu hủy).

8

Chuyên đề truyền hình cấp tỉnh nâng cao hiểu biết về bệnh viêm da nổi cục (đặc điểm dịch tễ, đặc điểm bệnh lý, yếu tố nguy cơ phát sinh và lây truyền bệnh,...) cho người chăn nuôi và thú y cơ sở.

X

X

X

2.1.2. Sản phẩm dạng 3:

Số TT

Tên sản phẩm

Số lượng

Khối lượng

Chất lượng

Xuất sắc

Đạt

Không đạt

Xuất sắc

Đạt

Không đạt

Xuất sắc

Đạt

Không đạt

9

Bài báo khoa học

X

X

X

10

Đạo tạo thạc sỹ

X

X

X

2.2. Danh mục sản phẩm khoa học dự kiến ứng dụng, chuyển giao (nếu có):

Số TT

Tên sản phẩm

Thời gian dự kiến ứng dụng

Cơ quan dự kiến ứng dụng

Ghi chú

1

Báo cáo về một số đặc điểm dịch tễ bệnh viêm da nổi cục theo mùa, theo tính biệt, theo phương thức chăn nuôi, theo lứa tuổi, theo địa điểm, theo mật độ, theo địa hình.

2025

Chi cục Chăn nuôi và Thú y các tỉnh

2

Báo cáo các yếu tố nguy cơ phát sinh và lây truyền bệnh viêm da nổi cục (phương thức lây truyền và nguồn lây truyền).

2025

Chi cục Chăn nuôi và Thú y các tỉnh

3

Các quy trình phát hiện vi-rút gây bệnh Viêm da nổi cục trong một số vector truyền bệnh (Ruồi, muỗi, ve…).

2025

Viện Thú Y

4

Báo cáo về nguy cơ lây truyền bệnh qua thức ăn, nước uống, chất thải, và các sản phẩm thịt, sữa trâu, bò.

2025

Chi cục Chăn nuôi và Thú y các tỉnh

2.3.Danh mục sản phẩm khoa học đã được ứng dụng (nếu có):

Số TT

Tên sản phẩm

Thời gian ứng dụng

Tên cơ quan ứng dụng

Ghi chú

1

Giải pháp về tiêu diệt côn trùng bằng hóa chất

2024

11 tỉnh (Lai Châu, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Thái Bình, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Định, Đắk Lắk, Tây Ninh, Long An)

2

Giải pháp xua đuổi côn trùng bằng chế phẩm thiên nhiên

2024

11 tỉnh (Lai Châu, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Thái Bình, Quảng Bình, QuảngNgãi, Bình Định, Đắk Lắk, Tây Ninh, Long An)

3

Giải pháp bẫy bắt côn trùng bằng chế phẩm nhân tạo

2024

11 tỉnh (Lai Châu, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Thái Bình, Quảng Bình, QuảngNgãi, Bình Định, Đắk Lắk, Tây Ninh, Long An)

4

Chuyên đề truyền hình cấp tỉnh nâng cao hiểu biết về bệnh viêm da nổi cục (đặc điểm dịch tễ, đặc điểm bệnh lý, yếu tố nguy cơ phát sinh và lây truyền bệnh,...) cho người chăn nuôi và thú y cơ sở.

(Đã được trình chiếu trên VTC 16)

2024

Chi cục Chăn nuôi và Thú y của 12 tỉnh (Lai Châu, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Thái Bình, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Định, Đắk Lắk, Tây Ninh, Long An

5

Bản đồ dịch tễ sự phân bố ruồi, muỗi, ve có khả năng lây truyền virus Viêm da nổi cục

2024

12 tỉnh (Lai Châu, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Thái Bình, Hà Tĩnh, Quảng Bình, QuảngNgãi, Bình Định, Đắk Lắk, Tây Ninh, Long An)

3. Về những đóng góp mới của nhiệm vụ:

- Đây là nghiên cứu đầu tiên có hệ thống một số đặc điểm dịch tễ, yếu tố nguy cơ và tác động kinh tế mức hộ gia đình của bệnh VDNC tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu thu được đã được công bố trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế Scopus/Scimago và truyền thông qua truyền hình, sách sổ tay, và tờ rơi. Thông tin về đặc điểm dịch tễ, đường truyền lây, yếu tố nguy cơ, triệu chứng và bệnh tích điển hình VDNC để nâng cao hiểu biết về bệnh, theo dõi chẩn đoán sớm bệnh, cắt đứt đường truyền lây, hạn chế yếu tố nguy cơ cho người chăn nuôi và thú y cơ sở. Kết quả phân tích kinh tế giúp cho người chăn nuôi thấy được lợi ích kinh tế khi áp dụng các biện pháp phòng bệnh như tiêm phòng, diệt trừ côn trùng hút máu, và vệ sinh khử trùng.

- Đây là nghiên cứu đầu tiên xây dựng bản đồ dịch tễ sự phân bố các loài ve, ruồi, muỗi có khả năng truyền lây LSDV. Kết quả thu được có 8 loại ve, ruồi, muỗi bao gồm Stomoxyst calcitrans, Haematopota spp., Culicoides spp., Musca domestica; muỗi Anopheles spp., Culex quinquefasciatus, Aedes aegupti,ve Rhipicephalus spp. được phân bố tại 12 tỉnh. Đây là cơ sở để người quản lý cũng như người chăn nuôi tại các tỉnh cần phải có những biện pháp hiệu quả hạn chế côn trùng.

- Đây là nghiên cứu đầu tiên đề xuất những giải pháp hạn chế yếu tố nguy cơ và côn trùng gây bệnh tại Việt Nam theo hướng thân thiện với môi trường và con người nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Sáu loại hóa chất, ba loại chế phẩm thiên, và một chế phẩm nhân tạo đã được thử nghiệm tại thực địa cho tác dụng tốt trong tiêu diệt, xua đuổi và bắt dính côn trùng hút máu tại chuồng nuôi trâu, bò. Đồng thời 11 giải pháp trong phòng bệnh của Chi cục Thú y 11 tỉnh đề xuất cũng đã có những hiệu quả tốt trong phòng chống dịch VDNC.

4. Hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường

Kết quả nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ cùng với mô tả triệu chứng bệnh tích đại thể là tài liệu quan trọng giúp cho các nhà quản lý, thú y cơ sở trong công tác dự báo, giám sát dịch tễ học, và chẩn đoán lâm sàng phát hiện sớm sự xuất hiện của bệnh từ đó áp dụng các biện pháp phòng dịch tổng thể ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan dịch.

Bản đồ dịch tễ phân bố loài côn trùng hút máu truyền bệnh và kết quả đánh giá so sánh hiệu quả của các biện pháp hạn chế côn trùng (hóa chất, tinh dầu và bẫy dính), giúp cho nhà quản lý, người chăn nuôi lựa chọn các sản phẩm có tác dụng diệt côn trùng hiệu quả cao phù hợp với đặc điểm chăn nuôi của mình từ đó ngăn chặn sự lây truyền từ gia súc mắc bệnh sang gia súc khỏe mạnh. Đồng thời bảo vệ môi trường (do ô nhiễm virus và xác động vật bị bệnh).

Kết quả giải pháp tuyên truyền: đường truyền lây, yếu tố nguy cơ, tiêm phòng, tiêu độc khử trùng… giúp người chăn nuôi nhận thức đúng về lợi ích và hiệu quả kinh tế khi áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn dịch. Điều này người chăn nuôi phòng bệnh một cách chủ động và yên tâm đầu tư phát triển chăn nuôi.

- Giảm thiểu dịch VDNC, bảo vệ sức khỏe đàn vật nuôi và cộng đồng.

- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do dịch bệnh gây ra.

III. Tự đánh giá, xếp loại kết quả thực hiện nhiệm vụ

1. Về tiến độ thực hiện: ánh dấu Ö vào ô tương ứng):

- Nộp hồ sơ đúng hạn

img

img

- Nộp chậm từ trên 30 ngày đến 06 tháng

- Nộp hồ sơ chậm trên 06 tháng

2. Về kết quả thực hiện nhiệm vụ:

- Xuất sắc

- Đạt: X

- Không đạt

Vụ Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top